Vận hành xe nâng là một công việc yêu cầu sự cẩn thận và độ chính xác cao. Việc không điều khiển xe nâng theo đúng quy định gây ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho cả bản thân người lái và những người xung quanh. Theo thống kê của bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm có khoảng 1500-2000 vụ tai nạn liên quan đến xe nâng, có thể phân thành 5 nguyên nhân: Tai nạn lật xe nâng (42%); tai nạn xe nâng đâm, cán, kẹp (36%); tai nạn va chạm với các thiết bị khác (10%); tai nạn rơi, đổ hàng (8%); tai nạn ngã từ càng xe nâng (4%).
Vậy để tránh gặp những trường hợp tai nạn như trên, doanh nghiệp cần xác định được những sai lầm khi lái xe nâng. Dưới dây là 4 sai lầm thường gặp nhất do Nhất Lộ Phát 168 tổng hợp dựa trên kinh nghiệm 23 năm trong ngành. Những lỗi sai này rất cơ bản nhưng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nên doanh nghiệp và người vận hành cần chú ý để phòng tránh.
1. Không kiểm tra trước khi vận hành xe nâng
Xe nâng hàng là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng hạ, sắp xếp hàng hóa. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, xe nâng có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau, gây ra hư hỏng và tai nạn nếu không được phát hiện kịp thời, vậy nên cần được kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng.
Hậu quả của việc không kiểm tra xe nâng
Không kiểm tra xe nâng trước khi vận hành sẽ gây ra những hậu quả nghiệm trọng mà bạn không ngờ tới. Giả sử khi xe nâng bị hư phanh nhưng không được phát hiện kịp thời, người lái vẫn sử dụng xe và lái với tốc độ cao, xe mất phanh sẽ tông vào các kệ hàng gây ra đổ kệ, đổ vỡ hàng hóa, hoặc tệ hơn, xe có thể tông vào người xung quanh.
Nhìn chung, không kiểm tra xe nâng trước khi nâng hàng có thể làm hư hỏng thiết bị do không được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, từ đó làm giảm hiệu suất làm việc của xe nâng, gây ra các tai nạn lao động gây thương tích tới người lái và những người xung quanh..
Vậy nên trước khi sử dụng xe nâng, người điều khiển cần thiết kiểm tra tình trạng của xe, đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường. Việc dành ra vài phút để kiểm tra xe có thể giúp bạn tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Biện pháp phòng tránh
Để đảm bảo người lái xe luôn thực hiện việc kiểm tra xe trước khi vận hành, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo bài bản, có các biện pháp chế tài và hệ thống để kiểm soát.
- Đào tạo và huấn luyện
Doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo cho người lái về tầm quan trọng của việc kiểm tra xe nâng, các hạng mục cần kiểm tra và cách kiểm tra đúng.
Tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của người lái.
Tổ chức các buổi thực hành để người lái làm quen với quy trình, nắm vững kỹ năng cần thiết, để việc kiểm tra xâng trở thành thói quen, bản năng của người lái.
- Đưa ra các chế tài xử phạt
Khen thưởng những người thực hiện đúng công việc theo quy định.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát
Cung cấp sổ kiểm tra yêu cầu người vận hành ghi chép thông tin ngày giờ, kết quả kiểm tra
Xây dựng checklist kiểm tra xe nâng để người lái tiện trong việc đánh giá, không bị bỏ sót chi tiết nào.
Hướng dẫn kiểm tra trước khi vận hành xe nâng
Đánh giá bề ngoài
Đánh giá sơ bộ tình trạng của xe bằng cách
1. Kiểm tra xe có bị tràn dầu không?
2. Lốp xe quá mòn hay bị nứt không?
3. Càng nâng có bị nứt gãy không?
4. Đèn tín hiệu, còi xe, gương chiếu hậu có nguyên vẹn không?
Nếu phát hiện vấn đề, không tự ý sửa chữa trừ khi đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc sửa xe nâng. Nếu không, hãy báo cho cấp trên và chờ chỉ đạo tiếp theo. Tuyệt đối không cố gắng vận hành và sử dụng xe khi phát hiện hỏng hóc, đây là một sai lầm khi vận hành xe nâng.
Đánh giá chức năng hoạt động
Ngoài kiểm tra bề ngoài, người vận hành cần khởi động máy chạy thử để kiểm tra chức năng xe có hoạt động bình thường không.
- Kiểm tra đèn, còi, gương có hoạt động bình thường không?
- Kiểm tra màn hình hiển thị có hiện mã lỗi không. Nếu có hãy gọi kỹ thuật viên để kiểm tra sửa chữa.
- Đảm bảo tất cả các thiết bị điều khiển hoạt động tự do. Cần kiểm tra:
- Các hệ thống phanh.
- Điều khiển thủy lực: nâng, nghiêng.
- Điều khiển ga.
- Điều khiển hướng.
- Hệ thống tay lái.
- Hệ thống nâng và bất cứ thành phần nào bổ xung.
2. Nâng quá tải trong khi vận hành xe nâng
Hậu quả của việc nâng quá tải
Ở Việt Nam, việc nâng quá tải xảy ra thường xuyên, nhiều doanh nghiệp mua xe nâng có mức tải nhỏ để tiết kiệm chi phí, sau đó lại cho xe nâng vượt mức tải trọng tối đa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, để lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho cả xe nâng và người lái. Mỗi xe nâng có một mức tải trọng cố định và không thể vượt qua. Ví dụ xe nâng dầu 15D-7E tải trọng nâng chỉ đạt mức 1500kg, khi vượt quá tải trọng cho phép của xe, các bộ phận máy móc sẽ hoạt động quá mức, dẫn tới tình trọng quá nhiệt, hư hỏng và những tai nạn nghiêm trọng khác như lật xe nâng, gãy càng, rơi hàng hóa... Cụ thể:
- Khó kiểm soát xe nâng: xe nâng dễ xuất hiện tình trạng rung lắc, do đó dễ bị lật đổ, rơi hàng hóa gây nguy hiểm cho người vận hành và những người xung quanh.
- Xe nâng bị hao mòn nhanh chóng: Mọi chi tiết, linh kiện xe nâng đều trực tiếp chịu lực tác động lớn: động cơ hoạt động quá tải, bánh xe bị nứt, thậm chí bị nổ, phanh bị bị mài mòn nhanh chóng, làm giảm tuổi thọ và tăng chi phí bảo trì.
- Hàng nâng không được chắc chắn làm tăng nguy cơ va chạm vào các kiện hàng khác, có thể làm sụp đổ cả một kệ hàng.
Biện pháp phòng tránh
Để vận hành xe nâng đúng cách, tránh quá tải xe nâng, người vận hành cần:
- Kiểm tra tải trọng tối đa của xe nâng: Luôn kiểm tra bảng thông số kỹ thuật của xe để biết rõ tải trọng tối đa cho phép. Ví dụ xe nâng Hyundai 30DF-7 có tải trọng tối đa 3 tấn, cần đảm bảo không được vượt quá mức tải này.
- Đo lường chính xác trọng lượng hàng hóa: trọng lượng của các kiện hàng cần được kiểm tra và đo lường kỹ trước khi được nâng hạ, xếp lên kệ.
- Phân chia tải trọng: Nếu hàng hóa quá nặng, hãy chia nhỏ thành nhiều phần để nâng hạ.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống Load Indicator cho xe nâng, đây là một biện pháp hiển thị tải trọng nâng, cho phép ghi lại tải trọng kiện hàng mà xe đã nâng. Sau đó doanh nghiệp có thể check lại trên hệ thống xem xe có bị nâng quá tải không.
3. Vận hành trong điều kiện môi trường làm việc không đạt yêu cầu
Như thế nào là một môi trường làm việc không đạt yêu cầu để vận hành xe nâng? Biểu hiện thông qua một số vấn đề như:
- Môi trường người lái có tầm nhìn hạn chế: với môi trường làm việc ngoài trời, có thể do sương mù, khói bụi, ảnh sáng yếu; với môi trường làm việc trong nhà, các kiện hàng xếp lung tung, ánh sáng trong nhà kho không đồng đều, quá sáng hoặc quá tối đều gây cản trở trong việc vận hành xe nâng.
- Mặt đường trơn trượt hoặc không bằng phẳng: trơn trượt do mưa, xăng dầu, chất lỏng hoặc đường nhiều ổ voi ổ gà.
- Vật cản trên đường: các vật cản như thùng hàng, pallet, dây cáp có thể nhỏ và khuất tầm nhìn của người vận hành.
Hậu quả của việc vận hành xe nâng trong điều kiện làm việc không đảm bảo
- Tầm nhìn hạn chế khiến người lái không bao quát được hoàn cảnh xung quanh, dễ va chạm vào hàng hóa, vật thể hoặc người khác. Không thấy rõ địa hình để di chuyển, người điều khiển có thể đi vào những khu vực không bằng phẳng, dễ lật xe.
- Mặt đường trơn trượt hoặc không bằng phẳng: mặt đường trơn trượt làm xe nâng dễ trượt bánh, lật xe. Mặt sàn không bằng phẳng, xe nâng sẽ mất ổn định, đặc biệt khi xe đang nâng hàng sẽ dễ bị rơi hàng. Bên cạnh đó lốp xe dễ bị hỏng, hao mòn nhanh.
- Vật cản trên đường: dễ gây vướng víu khi xe đang di chuyển, đặc biệt trong trường hợp người vận hành bị hạn chế tầm nhìn.
Biện pháp đảm bảo môi trường thuận lợi cho việc vận hành xe nâng
Cả doanh nghiệp và người vận hành đều cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo môi trường làm việc của xe nâng hàng đạt yêu cầu. Doanh nghiệp cần cải thiện điều kiện làm việc, người lái cần phải nâng cao ý thức. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
- Cải thiện ánh sáng, đảm bảo thông thoáng: khu vực làm việc cần có đủ ánh sáng, đặc biệt là ở những góc khuất. Sử dụng đèn chiếu sáng phù hợp và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng..
- Thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp khu vực làm việc, loại bỏ các vật cản như thùng hàng, pallet, dây cáp... để đảm bảo tầm nhìn và không gây vướng víu cho xe nâng.
- Nâng cao ý thức của người vận hành: Đào tạo bài bản, tổ chức các khóa đào tạo về an toàn lao động, kỹ năng vận hành xe nâng và quy định về bảo vệ môi trường làm việc.
Ngoài ra cần đặt ra quy định chỉ lái xe khi điều kiện làm việc an toàn: đủ ánh sáng để người vận hành có thể quan sát rõ ràng xung quanh, sắp xếp hàng hóa khoa học, không để lộn xộn trên hành lang, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như camera và cảm biến để tăng cường tầm nhìn,...
4. Không tuân thủ các quy định về an toàn khi vận hành xe nâng
Hậu quả của việc không tuân thủ quy định an toàn
Nhiều người vận hành thường chủ quan, bỏ qua các biện pháp an toàn cơ bản như chỉ người có bằng lái mới được quyền điều khiển xe nâng, thắt dây an toàn, lái xe vượt quá tốc độ hay nâng hạ hàng hóa không đúng cách. Không chỉ người lái, những người xung quanh đôi khi cũng không tuân thủ khoảng cách an toàn đối với xe nâng, đi vào phạm vi xe nâng hoạt động dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xe nâng mất kiểm soát tông vào kệ hàng, người xung quanh không phải một trường hợp hiếm gặp. Mới đây, tại tỉnh Bình Dương, một vụ tai nạn xe nâng thương tâm diễn ra, 1 nam công nhân bị xe đâm dẫn tới tử vong. Người điều khiển tự ý sử dụng xe nâng khi không có chuyên môn, bằng lái.
Vậy nên cần có những biện pháp cụ thể để người vận hành nói riêng và nhân viên nói chung chấp hành quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng, từ đó tránh những hậu quả thương tâm xảy ra.
Dưới đây là những quy định về an toàn xe nâng cần tuân thủ:
- Người vận hành yêu cầu phải tập trung lái xe, không sao nhãng công việc.
- Không dùng xe để nâng người, đồng thời người khác không được đứng lên càng xe nâng.
- Lái xe với tốc độ quá cao, dễ gây trượt bánh, lật xe.
- Rẽ hoặc dừng quá nhanh.
- Tải hàng không đồng đều hoặc không cân bằng.
- Luôn kiểm tra xe trước và sau ca làm việc.
- Lái xe cần sử dụng đồ bảo hộ theo quy định.
Biện pháp đảm bảo tuân thủ quy định an toàn
Phạm sai lầm khi vận hành xe nâng thường dẫn tới những hậu quả nghiệm trọng, vậy nên tuân thủ các quy định an toàn là yếu tố quan trọng để tránh tai nạn xảy ra.
- Đào tạo bài bản, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn vận hành xe nâng cho tất cả người lái, gồm nội dung: quy trình kiểm tra xe, quy tắc giao thông, xử lý tình huống khẩn cấp...
- Giám sát và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi người tuân thủ quy định.
- Đưa ra các quy định về quy trình vận hành xe nâng an toàn, quy định về tốc độ, tải trọng, đồ bảo hộ...
Tìm hiểu thêm về các quy tắc an toàn khi sử dụng xe nâng tại đây!
Để biết thêm thông tin hữu ích liên quan đến xe nâng hoặc muốn tìm kiếm 1 đơn vị cung cấp xe nâng chính hãng, chất lượng, dịch vụ tốt, hãy liên hệ Nhất Lộ Phát 168 ngay nhé!
- Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168
- Miền Bắc: 093 208 1688
- Miền Nam: 090 345 1688
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhat-Lo-Phat-168-Leading-Total-Forklift-Solution-Supplier-103205604743397
- Instagram: https://www.instagram.com/nhat_lo_phat_168/
- Youtube: https://www.youtube.com/@nhatlophat1688
- Youtube: https://www.youtube.com/@xenanghanghyundaisoosung7982